Kỳ Sơn xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế đi lên nhờ trồng cây Sắn
17/07/2024 03:53
   
Kỳ Sơn xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế đi lên nhờ trồng cây Sắn

Xác định cây Sắn là một cây trồng chủ lực của xã nên từ ba năm trở lại đây Kỳ Sơn đã liên kết chặc chẽ với Nhà máy tinh bột sắn Bắc Miền Trung để trồng và tiêu thụ sắn cho bà con. Cây sắn là cây phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu và đất đai thổ nhưỡng. Có nhà máy chế biến tinh bột đóng trên địa bàn nên rất thuận lợi để phát triển cây sắn. Những năm gần đây người dân ở trên địa bàn xã đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý góp phần xoá đói giảm nghèo từ cây sắn.

Cây Sắn được xác định là cây chủ lực của bà con nông dân trên địa bàn xã Kỳ Sơn

 

Sắn là cây dễ trồng, phàm ăn, có thể trồng trên tất cả các loại đất nhưng với đặc điểm vùng núi như xã Kỳ Sơn thì trồng sắn ở độ dốc từ bình độ 15 trở xuống có thể trồng được nếu như có các giải pháp tốt ngăn chặn xói mòn rửa trôi đất, như trồng theo đường đồng mức có đường băng xen các loại cây khác, như: cây riềng, sả, cỏ, đậu, lạc … để ngăn xói mòn rửa trôi. Ở đất bằng phẳng mô hình sắn xen lạc đem lại hiệu quả cao và bền vững, thứ nhất vừa bảo vệ chống xói mòn đất vừa cải tạo đất nhờ những nốt sần cố định đạm từ cây lạc bổ sung dinh dưỡng cho cây sắn, nhờ đó mà chống bạc màu cho đất qua mỗi năm trồng sắn, tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích từ hai loại cây trồng và hai thời điểm khác nhau và chuyển đổi cây lâm nghiệp dài ngày sang trồng sắn có thu nhập hàng năm, nhằm phục vụ tốt cho chăn nuôi gia súc gia cầm và cung cấp nguyên liệu sắn tươi cho Nhà máy sắn đóng trên địa bàn, góp phần giảm nghèo tăng thu nhập cho gia đình và xã hội.

Sắn là cây dễ trồng, phàm ăn, có thể trồng trên tất cả các loại đất

 

Do đặc điểm của xã Kỳ sơn, là vùng đồi núi, vào mùa mưa nước dể rửa trôi đất, nên thường xuyên bị bào mòn, khi bão vào cây sắn dể bị đổ và giá cả đầu ra lại thấp nên năm 2021 trở về trước người dân không mặn mà về trồng cây sắn. Từ năm 2022 diện tích trồng sắn trên toàn xã có 180 ha, năng suất 172 tạ/ ha. Đến Năm 2024 nhận thấy rằng cây sắn thích nghi với khí hậu khắc nghiệt, thị trường đầu ra tăng cao, người trồng có lải, mặt khác  nhà máy Thành Mỹ Phát đóng trên địa bàn đã có nhiều chính sách nên diện tích trồng sắn tăng lên 250 ha, mặc dù thời tiết năng nóng cực đoan nên một số cây trồng khác bị ảnh hưởng và thất thu, nhưng cây sắn lại thích nghi tốt và nhờ nâng cao công tác chăm sóc lựa chọn giống sạch bệnh nên  năng suất ước đạt 230 tạ/ha đặt sản lượng 5.750 tấn với giá như hiện nay từ 2300 đồng đến 2800đồng/kg tùy theo hàm lượng tinh bột, thì đây là một cây chủ lực để phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo tốt nhất hiện nay. Do vậy cần có kế hoạch tập trung đầu tư nhân rộng vùng sản xuất phù hợp với điều kiện và khả năng canh tác của người dân địa phương xã Kỳ Sơn.

Nhà máy chế biến tinh bột sắn ký cam kết thu mua cho bà con nông dân ở mức giá cao và ổn định

 

Thực hiện chủ trương của UBND huyện thì diện tích trồng Sắn sẻ tiếp tục giữ ổn định. Hiện nay giá Sắn mà nhà máy chế biến ký cam kết thu mua vẩn giữ mức ổn định. Nếu giá tiếp tục ổn định và tăng lên thì diện tích có thể tiếp tục tăng lên mức cao hơn và cây Sắn có thể thay thế các lại cây ngắn ngày khác, nếu giá không ổn định thì nông dân sẻ chuyển đổi sang loại cây trồng khác. Do vậy sự biến động về đất sản xuất là điều tất yếu trong cơ chế thị trường. Vì vậy cần đầu tư canh tác, áp dụng các biện pháp khoa học kỷ thuật, bổ sung dinh dưởng cho đất, thường xuyên thay đổi giống mới, chọn giống sạch bệnh nhằm nâng cao sản lượng là những giải pháp để phát triển cây Sắn bền vững giải quyết lao động việc làm tại địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo hiện nay.

 

 

Hồ Tú Nam - Nguồn: Hội nông dân xã

 Người đang truy cập: 42
 Tổng số truy cập: 2384955