Sản phẩm Cam Khe nu Thanh Nguyệt - Hướng tới sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao
Kỳ Sơn là vùng đất có khí hậu khắc nghiệt, không thuận lợi để phát triển cây ăn quả. Tuy nhiên vùng đất Khe nu lại là nơi có thổ nhưỡng, khí hậu khá tốt để phát triển các loại cây ăn quả có múi. Năm 2016 sau khi mua trang trại tại Khu nu anh Lê Văn Thanh, địa chỉ thường trú tại phường Hưng Trí - TX Kỳ Anh đã mạnh dạn đầu tư hơn 3000 gốc cam chanh. Mô hình được đầu tư hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước công nghệ nhỏ giọt của Isreal và hệ thống camera quan sát để theo dõi quá trình phát triển của cây cam.
Anh Lê Văn Thanh là một thương binh hạng 1/4, tuổi đã ngoài 50 nhưng với niềm đam mê nông nghiệp và muốn đầu tư phát triển vùng quê ngoại nên ông đã đầu tư phát triển cây ăn quả có múi, đến nay kết quả xứng đáng cho những gì mà gia đình ông đã đầu tư và chăm sóc.
Năm 2016 sau khi trồng hơn 2000 gốc cam hộ gia đình ông đã phải phá bỏ vì kỷ thuật chọn giống không đảm bảo. Đến năm 2017 ông lại đầu tư trồng lại 2000 gốc cam giống đảm bảo theo yêu cầu kỷ thuật tuy nhiên đến tháng 10 lại gặp cơn bão lớn đã làm hư hại và sự phát triển của cây cam. Khó khăn là vậy nhưng anh không nản chí, không bỏ cuộc mà tiếp tục đầu tư phân bón, kỷ thuật để phục hồi các gốc cam bị hư hại và tiếp tục trồng thêm 1000 gốc mới.
Đến năm 2019 là năm cho vụ quả bói đầu tiên với sản lượng 15 tấn, doanh thu 555 triệu đồng, lợi nhuận thu được là 100 triệu đồng. Cam khe nu quả to, vàng mọng và ngọt thanh, sản phẩm được người dân trong huyện Kỳ Anh ưa chuộng và tin dùng.
Năm 2020 dự kiến sản lượng 22 tấn, doanh thu 800 triệu đồng, lợi nhuận 200 triệu đồng. Năm 2019 sản phẩm cam Khe nu được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn VietGap và năm 2020 xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Hiện nay sản phẩm cam khe nu đã xây dựng hoàn thiện hồ sơ, được Hội đồng đánh giá, thẩm định của huyện đánh giá và đề xuất Hội đồng của tỉnh chấm điểm, phân hạng sản phẩm theo quy định.
Với 13 lao động địa phương (2 lao động thường nhật và 11 lao động công nhật), với lương tối thiểu 200.000 đồng/ngày, trong đó có 1 lao động là hộ nghèo. Mô hình đã tạo việc làm cho lao động trên địa bàn xã, góp phần tích cực trong việc tạo thu nhập cho bà con nhân dân và điểm tham quan học hỏi cho những hộ có chung niềm đam mê nông nghiệp như anh Thanh.
Được sự cổ khích từ gia đình và sự quan tâm của địa phương mô hình của ông Lê Văn Thanh đã mạnh dạn tham gia Chương trình OCOP năm nay với kỳ vọng hoàn thiện hơn về quy trình sản xuất, hoàn thiện hơn về sản phẩm, bao bì nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm vì mục tiêu tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng gửi đến người tiêu dùng.
Người đưa tin và ảnh: Tổng biên tập